Tags:

xuất khẩu tôm

(vasep.com.vn) COVID-19 đã trở thành nỗi ám ảnh quá lớn lao vì tác hại nó đã gây ra cho thế giới. Tuy nhiên, bây giờ thế giới sống chung với nó, góc độ nào đó cho thấy chúng ta không còn sợ nó. Nhưng dù nó ra sao, chúng ta cũng không sao nhãng, mà biết cách ứng phó linh hoạt, chu toàn cuộc sống của mình trong hoàn cảnh đầy biến động và không ít bất ngờ, rủi ro này. Ngành tôm đã trong tâm thế đó.

Trong bối cảnh ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch năm nhờ tình hình thời tiết thuận lợi cho nuôi trồng và nhu cầu nhập khẩu tăng trưởng, Sao Ta đã báo lãi kỷ lục trong 26 năm hoạt động.

Những khó khăn lớn do Covid-19 từng dẫn tới lo ngại không đạt kế hoạch xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, ngành thủy sản khá bất ngờ khi xuất khẩu đạt gần 9 tỷ USD.

Ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng có năm thứ hai liên tiếp dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm với hơn 1 tỷ USD. Giá tôm đang giảm nhẹ vì sắp đến Tết Nguyên đán.

“Quy hoạch và quy hoạch lại cả chuỗi giá trị tôm theo hướng thuận thiên, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số. Liên kết chuỗi giá trị tôm đảm bảo lợi nhuận tốt và bền vững cho mọi đối tác tham gia chuỗi giá trị tôm, người nông dân làm giàu được trên mảnh đất của mình”, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú khẳng định như thế khi nói về việc quy hoạch ngành tôm của tỉnh. Ðây cũng là vấn đề UBND tỉnh, ngành chức năng tỉnh quan tâm thời gian qua.

Mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021 của tỉnh Sóc Trăng được ngành nông nghiệp Sóc Trăng đánh giá là cơ bản thành công cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu du tỉnh gặp khó do dịch COVID-19.

Đó là cách nói của các doanh nghiệp ngành tôm trong tỉnh Sóc Trăng về tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

(vasep.com.vn) CPTPP là thị trường lớn thứ hai về nhập khẩu tôm của Việt Nam sau Mỹ, chiếm 25% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới tháng 11 năm nay, XK tôm Việt Nam sang khối thị trường CPTPP ước đạt 905,2 triệu USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính trong khối CPTPP có xu hướng phục hồi trong giai đoạn cuối năm.

Giữa năm 2021, khi Ấn Độ và Indonesia vất vả với dịch bệnh bùng phát, ngành tôm nước ta nhận thấy có cơ hội vượt lên chiếm lĩnh thêm thị phần tôm thế giới. Nhưng ở gần cuối năm, diễn biến ngược lại. Từ tháng 7/2021, dịch bùng phát lần thứ 4, tập trung ở phía Nam và từ tháng 10/2021, miền Tây, trọng điểm tôm Việt, rơi vào hoàn cảnh đầy khó khăn khi ca nhiễm tăng liên tục. Trong khi đó, hai cường quốc về tôm nêu trên đang vượt lên khỏi dịch bệnh và đang tiến tới kiểm soát tốt các chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành tôm.

(vasep.com.vn) Nhập khẩu tôm vào Tây Ban Nha từ Ecuador tăng 16% về khối lượng trong nửa đầu năm nay, đưa Tây Ban Nha trở thành thị trường NK tôm lớn thứ ba của Ecuador.

(vasep.com.vn) Một lão nông khá thân, nuôi tôm lâu năm, điện tôi. Câu đầu tiên tự dưng anh ta chửi đổng. Chắc cho bớt bực tức, xong anh ta rề rà: “Tao nghe nói tụi chế biến chơi sang, thậm chí mướn khách sạn 5 sao cho công nhân nghỉ đêm để tham gia chế biến. Nếu nghỉ ở nhà trọ, khách sạn tầm trung thì đâu có gì, nhưng dám mướn cả khách sạn 5 sao, tao nghĩ tụi chế biến “chịu chơi” chia sẻ khó khăn cùng bọn nuôi tôm tụi tao!”

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Minh Phú, hiện nhu cầu mua tôm của khách hàng nước ngoài rất lớn, giá tôm tăng cao mà doanh nghiệp không thể sản xuất hết công suất do vướng nhiều quy định.

Doanh nghiệp nhận định từ tháng 10-12 là thời điểm có nhu cầu tôm cao trên thị trường, khi hết giãn cách xã hội thì sẽ thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 7, tỉnh Sóc Trăng đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản với 570 triệu USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch. Trong đó, xuất khẩu tôm chiếm 94% với 535 triệu USD, còn lại là các sản phẩm chả cá, surimi, mực, bạch tuộc và nhuyễn thể khác.

(vasep.com.vn) Bảy tháng đầu năm 2021, XK tôm Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020. XK sang các thị trường chính (trừ Trung Quốc) đều tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, thành quả này khó có thể đạt được quý cuối năm vì cho tới nay, nhiều nhà máy chế biến tôm đã giảm công suất hoặc dừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh đúng lúc đón nhận tín hiệu tốt từ nhiều thị trường NK.

ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu tôm chủ lực của cả nước. Dù đang gặp những khó khăn bởi dịch Covid-19, song các doanh nghiệp chế biến tôm vẫn nỗ lực hoạt động để đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu; đồng thời, giải quyết việc làm và ổn định nguồn tiêu thụ tôm nguyên liệu. 

Có thể ví mã số cơ sở nuôi tôm như số căn cước công dân của mỗi người. Từ mã số sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi tôm là ai, có địa chỉ ở đâu, nuôi tôm nước lợ hay nước ngọt… Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ diện tích tôm nuôi ở Việt Nam được cấp mã số còn rất khiêm tốn.

(vasep.com.vn) Mỹ là thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam khá ổn định kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ ngày càng cạnh tranh tốt hơn khi Ấn Độ (nguồn cung tôm lớn nhất của Mỹ) gặp nhiều rào cản do dịch bệnh Covid gây ra.

(vasep.com.vn) Nửa đầu năm 2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. XK sang các thị trường chính, trừ Trung Quốc đều tăng trưởng tốt. Đây là nỗ lực lớn của DN XK tôm Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện cho đến nay. Trong 6 tháng đầu năm nay, trừ thị trường Trung Quốc, XK tôm Việt Nam sang các thị trường và khối thị trường chính như CPTPP, Mỹ, EU đều tăng 2 con số từ 14% đến 36%. Về sản phẩm XK, giá trị XK tôm chân trắng của Việt Nam tăng trưởng dương 24% trong khi giá trị XK tôm sú và tôm biển giảm lần lượt 4% và 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2021, ngành tôm Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn rủi ro khi ngành tôm đang phát triển nóng, có thể dẫn đến lạm dụng trong sử dụng con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trưởng trong nuôi trồng thủy sản.